Ripple (XRP) là gì?
Ripple hay XRP về cơ bản là hệ thống trao đổi tiền tệ quốc tế miễn phí. Đồng thời XRP cũng cung cấp đồng tiền ảo của riêng mình như Bitcoin
.
Sự khác biệt giữa XRP vs Bitcoin có thể hiểu như sau:
Nếu Bitcoin cung cấp một "ngôn ngữ" hoàn toàn mới để mọi người trên thế giới có thể giao lưu với nhau, thì XRP tổng hợp ngũ pháp của những ngôn ngữ sẵn có và đồng tời cung cấp luôn một phiên dịch viên miễn phí. Như thế mọi người trên thế giới vẫn có thể hiểu nhau khi sử dụng ngôn ngữ của riêng mình.
XRP (hay còn được biết đến với cái tên Ripple) dù cũng hỗ trợ đồng tiền ảo của riêng mình, không như Bitcoi, XRP không nuôi mộng bá chủ tiền tệ
Ngôn ngữ ở đây được ví như là tiền tệ, và với XRP, người dùng có thể chuyển đổi và giao dịch các loại tiền tệ từ VNĐ, USD đến đồng Euro v.v.. Mà vẫn được hưởng lợi từ cách vận hành an toàn tuyệt đối của Blockchain. Không nhưng thế XPR còn hoạt động nhanh hơn Bitcoin rất nhiều khi thay thế công đoạn xác nhận giao dịch Proof-of-Work (so sánh và xử lý các giao kèo trên nhiều hệ thống với nhau) bằng phương thức đơn giản hơn rất nhiều.
Đồng thời việc chuyển từ đồng tiền XRP sang đồng tiền "thật" cũng dễ dàng hơn Bitcoin rất nhiều và không yêu cầu một bên thứ 3 can thiệp vào.
Theo báo cáo của Deloitte's Banking Industry Outlook, số tiền giao dịch của XPR sẽ ngang hàng với hệ thống Chi trả Kỹ thuật số ACH của Mỹ vào năm 2020. Được biết số tiền giao dịch của ACH vào năm 2013 là gần 39 nghìn tỷ USD hay 39 triệu tỷ Đồng.
Ripple, một startup được Google “chống lưng” giúp tăng tốc giao dịch giữa các ngân hàng, vừa vận động góp vốn thành công với số tiền lên đến 55 triệu USD.
Thu hút hàng loạt ngân hàng
Ripple là một startup được gã khổng lồ Google chống lưng, sử dụng công nghệ thuật toán chuỗi khối (blockchain) để hỗ trợ tăng tốc giải quyết các giao dịch tài chính giữa những ngân hàng lớn hàng đầu thế giới. Vòng vận động rót vốn thành công vừa qua của Ripple có sự tham gia của hàng loạt các ngân hàng và quỹ đầu tư hùng mạnh như Standard Chartered, Accenture Ventures, SCB Digital Ventures, Ngân hàng thương mại Siam (Thái Lan), và SBI Holdings (Nhật Bản). Số tiền huy động được lên đến 55 triệu USD.
Standard Chartered gia nhập vào danh sách dài những ngân hàng top đầu thế giới đầu tư và trở thành đối tác của Ripple.
Standard Chartered gia nhập vào danh sách dài những ngân hàng top đầu thế giới đầu tư và trở thành đối tác của Ripple.
ẢNH: BLOOMBERGDanh sách các đối tác chiến lược của Ripple trước đó đã có những cái tên nặng ký như Google, Anderssen Horowitz, IDG Capital Partners, hay AME Cloud Ventures. Đến nay, số tiền vốn được rót của Ripple đã đạt 93 triệu USD, một con số rất ấn tượng đối với startup mới thành lập từ năm 2013. Theo trang Coindesk, số tiền đầu tư vào Ripple xếp thứ 4 trong phân khúc các công ty cung cấp dịch vụ điện toán chuỗi khối và tiền ảo bitcoin. Theo tạp chí Forrtune, giá trị của Ripple đã tăng đến 25% sau khi tuyên bố vận động rót vốn thêm được 55 triệu USD.
Chuyển cả núi tiền
Ripple tập trung vào việc cung cấp công nghệ điện toán chuỗi khối cho các ngân hàng nào có nhu cầu giao dịch xuyên biên giới. Sẽ không quá khó tin nếu nói rằng, cứ mỗi lần thực hiện giao dịch quốc tế, các ngân hàng lớn nhất thế giới sẽ chuyển cho nhau cả núi tiền. Theo kênh CNBC, đại đa số các giao dịch thanh toán quốc tế giữa các ngân hàng hiện nay phải tốn nhiều ngày mới có thể hoàn thành. Thế nhưng chi phí lại rất cao do các chi phí trung gian, tỉ giá ngoại tệ, phần trăm lãi xuất, và nhiều yếu tố nguồn lực khác.
Chris Larsen, Nhà đồng sáng lập và cũng là CEO của Ripple.
Chris Larsen, Nhà đồng sáng lập và cũng là CEO của Ripple.
ẢNH: RIPPLERipple cam đoan rằng công nghệ của họ có thể giúp các ngân hàng giảm đi 33% chi phí hoạt động trong toàn bộ quá trình này, đồng thời cho phép bên chi tiền chuyển núi tiền đó chỉ trong “vài giây”. Sự khác biệt giữa “vài ngày” và “vài giây” là một món đầu tư quá hấp dẫn đối với các ngân hàng.
Ripple có tiềm năng trở thành lời giải cho bài toán khó luôn làm các ngân hàng đau đầu. Những giao dịch khối lượng lớn nhưng giá trị thấp. Các khoản tiền như thanh toán của Facebook trả cho những nhà lập trình ứng dụng thường tốn kém nhưng lại không sinh lợi nhiều cho các ngân hàng. Họ phải bỏ nhiều công sức để chuyển lượng tiền khổn lồ này, nhưng tỉ lệ phần trăm lợi nhuận thu về lại không bằng được các giao dịch lớn hơn khác. Thế nhưng các giao dịch này lại quá nhiều. Chúng tạo thành những núi tiền “giá bèo” mà các ngân hàng thường ngao ngán. Ripple cam đoan rằng công nghệ của họ có thể biến các gánh nặng đó mang lợi nhuận về cho các ngân hàng.
Với công nghệ hấp dẫn của mình, Ripple giờ đây đã trở thành đối tác của 15/50 ngân hàng quốc tế hàng đầu trên thế giới, trong đó có cả UBS và Santander, theoCNBC.
Tham vọng toàn cầu.
Thủ tướng Luxemburg ông Xavier Bettel (trái) đến thăm văn phòng mới mở của Ripple.
ẢNH: RIPPLEChris Larsen, CEO của
Ripple
, cho biết startup “3 tuổi” do ông đồng sáng lập đang nhanh chóng phân bổ vốn cho các kế hoạch bành trướng toàn cầu.
“Chúng tôi đang mở rộng các khu vực mà chúng tôi mở văn phòng. Ripple muốn không ngừng mở rộng và phát triển năng lực cho các nhóm mới này. Chúng tôi muốn tuyển thêm nhân sự và tăng thêm các lập trình viên trực tiếp làm việc với các ngân hàng đối tác ngay tại đất nước họ. Có vậy mới có thể đưa ra các giải pháp toàn diện cho các đối tác của chúng tôi”, ông Larsen trả lời CNBC.
Sau văn phòng mới thành lập tại Luxemburg, công ty này đang nhắm đến Singapore và Frankfurt (Đức) là các điểm đến kế tiếp. Ông Larsen cho rằng, khi số lượng các thiết bị kết nối mạng ngày càng tăng trong kỷ nguyên “Internet vạn vật” (Internet of Things), các khoản thanh toán nhỏ xuyên biên giới sẽ tăng theo. Ngân hàng sẽ cần đến Ripple để giải quyết bài toán của họ.
CEO của
Ripple cho biết, công ty đang bắt đầu cân nhắc các phương án thâu tóm sát nhập những startup nhỏ hơn trong cùng lĩnh vực để tiếp tục phát triển toàn cầu.
Vì vậy chúng ta có thể mua và tích trữ đồng tiền này ngay hôm nay và giá trị của nó sẽ tăng gấp hàng chục lần trong vài năm tới.